Ưu điểm, nhược điểm khi thành lập doanh nghiệp mới!

Hiện nay, với sự phát triển của kinh tế, các hoạt động kinh doanh sản xuất ngày càng tăng trưởng mạnh. Từ đó, thúc đẩy sự ra đời của các doanh nghiệp mới. Vậy, ưu nhược điểm của thành lập doanh nghiệp mới là gì? Khi thành lập công ty mới cần lưu ý những gì? Sau đây, ACC xin cung cấp một số thông tin nhằm giải đáp cụ thể hơn về ưu nhược điểm của thành lập doanh nghiệp mới. Mời các bạn cùng theo dõi.

ưu nhược điểm của thành lập doanh nghiệp mớiƯu nhược điểm của thành lập doanh nghiệp

1. Cơ sở pháp lý

Luật doanh nghiệp 2020

2. Ưu nhược điểm của thành lập doanh nghiệp mới

2.1. Ưu điểm

Lợi ích về mục tiêu kinh doanh

Cá nhân không thể thực hiện được rất nhiều ngành nghề, mặt khác doanh nghiệp đáp ứng được điều đó. Thành lập doanh nghiệp là một trong những điều kiện bắt buộc của nhiều loại ngành nghề kinh doanh siêu lợi nhuận, hoặc các ngành nghề đặc thù.

Lợi ích về mặt pháp lý

Các loại hình doanh nghiệp đều được pháp luật công nhận và bảo hộ. Pháp luật có xây dựng những hành lang pháp lý giúp hoạt động của công ty trở nên rõ ràng, minh bạch, đáng tin cậy hơn.

Ngoài ra, quyền và nghĩa vụ của các thành viên, cổ đông cũng được pháp luật quy định rõ ràng, chi tiết giúp các giao dịch thực tế trở nên hợp pháp và tránh được các tranh chấp không đáng có.

Tự chủ hơn trong việc kiểm soát hoạt động của chính mình

Là chủ doanh nghiệp, bạn có quyền kiểm soát cuối cùng đối với sự thành công hay thất bại. Nếu làm việc chăm chỉ hơn, không ngừng học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm để tìm ra hướng đi tốt nhất, bạn sẽ có tiềm năng đạt được thành công vượt cả mong đợi. Không có ai ngăn cản bạn ngoại trừ chính bạn, đây có thể là một cảm giác vô cùng thành tựu.

Lợi ích về việc tự chọn nhân viên

Có thể dễ dàng lựa chọn làm việc với người mình phù hợp và những người có cùng chung tư tưởng để đạt được sự phát triển mạnh mẽ.

Đạt được thành công

Nếu có sự định hướng đúng và đủ, cũng như các yếu tố về chăm chỉ, chiến lược,… thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng gặt hái được nhiều thành công và lợi ích về kinh tế.

2.2. Nhược điểm

Thời gian và khối lượng công việc nhiều hơn

Điều này đôi khi có thể gây mệt mỏi về mặt tinh thần và thể chất khi phải đối diện áp lực công việc quá lớn.

Không có người hướng dẫn

Một người khởi nghiệp phải tự học hỏi, tự tìm lời giải đáp ra tất cả vấn đề của mình. Phần lớn chủ các công ty khởi nghiệp gặp rất nhiều khó khăn ở giai đoạn đầu, để thành công họ phải thử và mắc sai lầm sau đó tìm ra những giải pháp, hướng đi phù hợp cho công ty.

Xây dựng mọi thứ từ vạch xuất phát

Việc thành lập một doanh nghiệp mới có nghĩa là bạn phải thực hiện xây dựng mọi thứ từ đầu. Từ các thủ tục pháp lý thành lập doanh nghiệp, đến việc xây dựng nội bộ doanh nghiệp, phát triển kinh doanh với đối tác, các thủ tục pháp lý đăng ký kinh doanh, đăng ký giấy phép hoạt động… bạn đều phải thực hiện đầy đủ và chính xác nhất.

Có nguy cơ thất bại

Đối với chủ một doanh nghiệp, từ thất bại rất nặng nề. Bạn có thể cảm thấy thật tồi tệ vì việc kinh doanh không thành công, vì làm mất tiền của bản thân và của gia đình. Thậm chí nhiều người còn rơi vào trầm cảm trong một thời gian dài.

3. Một số lưu ý khi thành lập doanh nghiệp

Lưu ý về tên công ty

Tên là một trong những phần quan trọng nhất để có thể nhận dạng thương hiệu, nhận biết công ty. Do đó, việc đặt tên cho công ty sẽ rất quan trọng.

Tên công ty cần là tên riêng, không trùng khớp với những doanh nghiệp khác và từ ngữ không được vi phạm các quy định của pháp luật về các từ cấm sử dụng.

Để tra cứu tên công ty, tránh trường hợp trùng lặp, có thể thực hiện trên cổng thông tin quốc gia.

Cấu trúc tên của công ty thường dùng sẽ bao gồm: Hình thức công ty + Tên riêng.

Lưu ý về địa chỉ đặt công ty

Địa điểm để đặt công ty chỉ cần rõ ràng, chính xác, không được đặt ở khu nhà tập thể hay chung cư.

Lưu ý về ngành nghề kinh doanh

Khi thành lập công ty trong bất kỳ lĩnh vực nào, cần biết rõ ràng ngành nghề nào mà mình kinh doanh để có thể đăng ký mã ngành với cơ quan quản lý có thẩm quyền.

Lưu ý về loại hình công ty

Doanh nghiệp có nhiều loại hình khác nhau, vì vậy, cần tham khảo ưu điểm và nhược điểm của từng hình thức để lựa chọn loại hình công ty phù hợp nhất với tình hình của mình.

Lưu ý về vốn điều lệ

Một số ngành nghề có quy định về tỷ lệ vốn pháp định. Vì thế, hãy chuẩn bị mức vốn điều lệ hợp lý, để có thể đảm bảo cho quá trình hoạt động của công ty luôn duy trì ổn định.

Lưu ý sau khi thành lập công ty

Sau khi xin giấy phép đăng ký thành lập công ty hoàn tất, cần phải thực hiện những hoạt động sau:

  • Phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin quốc gia.
  • Doanh nghiệp cần khắc con dấu riêng, thông báo mẫu dấu sẽ sử dụng.
  • Phải thực hiện kê khai và đóng thuế đầy đủ cho công ty.
  • Phải tiến hành mua chữ ký số điện tử và đăng ký tài khoản ngân – hàng.
  • Phải thực hiện treo bảng hiệu công ty và phát hành hóa đơn GTGT.
  • Phải thực hiện góp vốn vào công ty đúng thời hạn quy định.

Trên đây là một số thông tin liên quan nhằm tìm hiểu về ưu nhược điểm của thành lập doanh nghiệp mới. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề ưu nhược điểm của thành lập doanh nghiệp mới hoặc cần hỗ trợ tư vấn pháp lý, sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà công ty mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Viết một bình luận