Bổ nhiệm phó giám đốc là một quyết định vô cùng quan trong thay đổi bộ máy và hoạt động của một doanh nghiệp. Mẫu quyết định bổ nhiệm phó giám đốc là gì? Mẫu quyết định bổ nhiệm gồm những nội dung nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.
Phó giám đốc là vị trí nhân sự cấp cao trong bộ máy điều hành, thay mặt Giám đốc xử lý và quyết định các công việc khi Giám đốc vắng mặt. Quyết định bổ nhiệm Phó giám đốc công ty là một mẫu văn bản hành chính thông dụng của công ty. Mẫu cũng tương tự như các văn bản hành chính khác gồm có quốc hiệu tiêu ngữ, tên quyết định, ngày tháng năm ban hành, nội dung quyết định.
1. Nhiệm vụ của phó giám đốc công ty?
Tùy vào từng mảng công việc phụ trách trong mỗi doanh nghiệp, đơn vị mà Phó giám đốc sẽ có các nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên, họ vẫn phải đảm bảo những công việc chính như sau đó là:
– Quản lý nhân sự: Công việc của một Phó giám đốc bao gồm phân công, bố trí nhân sự, đôn đốc và quản lý nguồn lực theo đúng quy định của công ty. Ngoài ra còn đào tạo, đánh giá khen thưởng nhân viên, tham gia phỏng vấn và đào tạo nhân viên mới. Dẫn dắt, phát triển đội ngũ nhân sự đáp ứng yêu cầu, chức năng và nhiệm vụ của họ.
– Thực hiện hoạt động hướng dẫn kinh doanh/sản xuất: Phó giám đốc có nhiệm vụ hỗ trợ các bộ phận, điều phối ngân sách, lập kế hoạch để đảm bảo quá trình hoạt động trơn tru. Trao đổi với Giám đốc, thảo luận về các lựa chọn để có quyết định chính sách phù hợp.
– Thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực hành chính như thực hiện các công việc liên quan đến kỹ năng văn thư như phân tích công việc, đánh giá nhiệm vụ để giao nhiệm vụ cho các nhân viên được đúng người, đúng việc. Tiếp đến thực hiện đào tạo, lập kế hoạch, kiểm soát hành chính, quản lý dự án, quản lý chương trình nghiên cứu để nâng cao hiệu quả hoạt động của các bộ phận.
Ví dụ: Phó giám đốc sản xuất sẽ có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất, tổ chức sản xuất theo đúng quy trình công nghệ, đơn đặt hàng và kế hoạch được giao. Duy trì, cải thiện hệ thống chất lượng nhằm giảm tỷ lệ sai sót, hỏng sản phẩm, tăng hiệu quả sử dụng máy móc, vật tư, nhân lực. Thực hiện bảo dưỡng thiết bị, báo cáo về hệ thống máy móc của phân xưởng.
Đối với Phó giám đốc kinh doanh thì sẽ khác biệt hơn, bởi nhiệm vụ là thực hiện triển khai các kế hoạch kinh doanh đến các đơn vị, cập nhật tình hình hàng hóa, giá cả trên thị trường, phân tích doanh số và khả năng tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ. Đồng thời thực hiện việc giám sát theo dõi chặt chẽ những vấn đề liên quan đến công việc, hoàn thành theo yêu cầu khác của cấp trên.
2. Mẫu quyết định bổ nhiệm phó giám đốc là gì?
Mẫu Quyết định bổ nhiệm phó giám đốc, phó tổng giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh của công ty. Mẫu quyết định bổ nhiệm này được sử dụng để công bố chính thức người được bổ nhiệm lên chức vụ mới là phó giám đốc công ty cổ phần hoặc công ty TNHH. Khi Mẫu quyết định bổ nhiệm phó giám đốc được sử dụng, người được lựa chọn sẽ đảm nhận thêm các trách nhiệm và nghĩa vụ mới đồng thời thực hiện các công việc theo yêu cầu của Hội đồng cổ đông. Mẫu quyết định nêu rõ nội dung quyết định, thông tin người được bổ nhiệm, thời gian bổ nhiệm…
- Báo cáo thành tích cá nhân
- Mẫu báo cáo kết quả công việc
- Mẫu biên bản bàn giao tài liệu
hoatieu.vn xin được gửi đến các bạn các mẫu Quyết định bổ nhiệm phó giám đốc khá phổ biến, áp dụng với các công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn… Các bạn tham khảo nội dung và có thể thay đổi một số chi tiết sao cho phù hợp với tình hình, quy định của công ty mình.
Dưới đây là hình ảnh ví dụ các mẫu quyết định bổ nhiệm phó giám đốc, các mẫu đầy đủ có trong file tải về các bạn chú ý khi tải tài liệu về.
3. Mẫu quyết định bổ nhiệm phó giám đốc công ty cổ phần
4. Mẫu quyết định bổ nhiệm phó giám đốc công ty TNHH 2 thành viên
5. Mẫu quyết định bổ nhiệm phó giám đốc công ty TNHH 1 thành viên
6. Cách viết quyết định bổ nhiệm phó giám đốc
– Bước 1: Bạn cần tham khảo những bản quyết định mẫu có sẵn
– Bước 2: Cần tìm hiểu chính xác họ tên, năm sinh, quê quán và vị trí phòng ban của người được bổ nhiệm
– Bước 3: Cần soạn thảo những điều khỏan trách nhiệm mà một phó giám đốc cần có trách nhiệm đối với doanh nghiệp và nhân viên của công ty
– Bước 4: Kiểm tra lại nội dung của công ty, thông tin của người được bổ nhiệm, các quy định nhiệm vụ của phố giám đốc phải làm
– Bước 5: Đề quyết định lên cấp trên có thẩm quyền để phê duyệt, lấy chữ ký và dấu quyết định
Trên đây Hoatieu.vn đã gửi tới các bạn Mẫu quyết định bổ nhiệm phó giám đốc cùng hướng dẫn cách viết chi tiết.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục việc làm nhân sự trong mục biểu mẫu nhé.