Một số điều cần biết về doanh nghiệp tư nhân

Một số điều cần biết về doanh nghiệp tư nhân

Khái quát về doanh nghiệp tư nhân. Điểm mới về doanh nghiệp tư nhân Luật doanh nghiệp 2014 so với Luật doanh nghiệp 2005.

I. Cơ sở pháp lý:

– Luật doanh nghiệp 2014;

– Luật doanh nghiệp 2005.

II. Luật sư tư vấn:

1, Khái quát về doanh nghiệp tư nhân theo Luật doanh nghiệp 2014

– Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

– Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

– Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể thuê người khác làm giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh

– Doanh nghiệp tư nhân vẫn có Mã số thuế, con dấu tròn doanh nghiệp và vẫn được quyền in và phát hành các loại hóa đơn, thực hiện các chế độ kế toán hiện hành theo luật doanh nghiệp.

Xem thêm: Ưu điểm và hạn chế của công ty TNHH MTV với doanh nghiệp tư nhân

– Doanh nghiệp tư nhân không có điều lệ công ty

+ Về quan hệ sở hữu: Nguồn vốn chủ yếu là từ tài sản của 1 cá nhân, do chủ DNTN tự khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh. Hầu như không có giới hạn giữa ph ần vốn trong trog tài sản đưa vào KD với phần còn lại thuộc sở hữu của chủ DNTN vì trong mọi thời điểm, mức vốn kinh doanh đều có thể thay đổi.+ Về quan hệ quản lí: được quyết định bởi quan hệ sở hữu. Cá nhân là chủ DNTN có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan tới tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp. Chủ DNTN là người đại diện theo pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật của doanh nghiệp, kể cả khi chủ DNTN thuê ngươì khác quản lí doanh nghiệp.

+ Về phân phổi lợi nhuận: Toàn bộ lợi nhuận thu được từ ho ạt độg kinh doanh sẽ thuộc về 1 mình chủ DNTN sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước

2, Ưu điểm và nhược điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân

a.Ưu điểm

– Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu duy nhất nên người chủ sở hữu này hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh.

– Thành lập dễ dàng, dễ kiểm soát các hoạt động kinh doanh

– Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác

Xem thêm: Doanh nghiệp tư nhân là gì? Quy định về loại hình doanh nghiệp tư nhân?

b. Nhược điểm

– Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân

– Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp

– Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

3, Điểm mới so với quy định của Luật doanh nghiệp 2005

Trước đây về giấy đề nghị đăng ký kinh doanh ngoài các giấy tờ sau: Tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có); ngành, nghề kinh doanh.; Vốn điều lệ; vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân. Luật doanh nghiệp 2014 bổ sung yêu cầu:

Thông tin đăng ký thuế.

Số lượng lao động.

Xem thêm: Vốn kinh doanh bình quân là gì? Công thức và cách tính?

Họ, tên, chữ ký, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân của doanh nghiệp.

Điều 183 Luật doanh nghiệp 2014 quy định mới đối với doanh nghiệp tư nhân như sau:

“- Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

– Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.”

Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình nhưng phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hợp đồng cho thuê có hiệu lực thi hành. Trước đây không quy định thời hạn thông báo.

Trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp. Quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được quy định trong hợp đồng cho thuê.

4,Quy trình đăng ký kinh doanh của DNTN

Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật này tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh.

– Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.

– Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ khác không quy định tại Luật này.

Xem thêm: Doanh lợi vốn kinh doanh là gì? Nội dung phân tích doanh lợi vốn kinh doanh

– Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gắn với dự án đầu tư cụ thể thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.

mot-so-dieu-can-biet-ve-doanh-nghiep-tu-nhan.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua tổng đài: 1900.6568

*Hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân

– Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.

– Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác.

– Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.

– Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc và cá nhân khác đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.

You may also like...

Popular Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *