Việc làm Sản xuất – Vận hành sản xuất
1. Doanh nghiệp chế xuất là gì?
Doanh nghiệp chế xuất là các doanh nghiệp hoạt động chuyên về mảng sản xuất hàng xuất khẩu, và thực hiện các dịch vụ phục vụ cho sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Trong đó mọi hoạt động xuất khẩu sẽ được tuân theo đúng các quy định của Chính phủ về doanh nghiệp chế xuất. Bởi thế mà trong mối quan hệ trao đổi hàng hóa giữa các doanh nghiệp trong thị trường Việt Nam với các doanh nghiệp chế xuất được gọi chung đó là quan hệ xuất nhập khẩu và việc hoạt động cũng như duy trì mối quan hệ này phải được tuân theo đúng các quy định của pháp luật về luật xuất nhập khẩu. Nếu các doanh nghiệp muốn xuất khẩu sang thị trường EFTA, EU thì cần đạt tiêu chuẩn CE hay dấu CE phù hợp đảm bảo chất lượng an toàn.
Đối với các doanh nghiệp chế xuất, họ sẽ được miễn phí hoàn toàn các khoản thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu với các loại hàng hóa có xuất phát từ các khu chế xuất hàng hóa xuất khẩu ra các thị trường ở nước ngoài hay có thể từ nước ngoài và được nhập khẩu vào khu chế xuất tại Việt Nam. Ngoài việc không cần phải đóng thuế xuất nhập khẩu thì các doanh nghiệp chế xuất còn được hưởng thêm về các quyền ưu đãi khác về thuế, đặc biệt là các doanh nghiệp có xu hướng đầu tư chế xuất theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Người tìm việc
2. Một số các quy định về quyền lợi cũng như trách nhiệm của doanh nghiệp chế xuất
Căn cứ theo Nghị định số 114/2015 sửa đổi, bổ sung điều 21 Nghị định số 29/2008 và Nghị định số 164/2013 quy định về hoạt động của các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế thì một số quy định chung về khu chế xuất sẽ được quy định như sau:
- Theo luật bổ sung của quy định mới, thì doanh nghiệp chế xuất và khu chế xuất sẽ được áp dụng chung các quy định về khu phi thuế quan, trường hợp nếu doanh nghiệp chế xuất và khu chế xuất đó thuộc khu kinh tế cửa khẩu thì quy định này sẽ không được áp dụng
- Trường hợp nếu các doanh nghiệp chế xuất nằm trong danh sách được quy định trong việc cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hay trong danh sách các văn bản đăng ký đầu tư của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ không cần phải làm các thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Doanh nghiệp chế xuất và khu công nghiệp chế xuất phải được ngăn cách cẩn thận với phần lãnh thổ bên ngoài của khu vực, trong đó theo một tiêu chuẩn nhất định thì các doanh nghiệp phải xây dựng các hệ thống ngăn cách đoàng hoàng như: có hệ thống tường rào ngăn cách, hệ thông công cửa ra vào phải được hoàn toàn tự động hóa,.. để đảm bảo cho việc kiểm tra cũng như giám sát của các cơ quan hải quan cũng như các cơ quan chức năng khác có thẩm quyền theo đúng quy định
- Doanh nghiệp chế xuất được quyền mua các hàng hóa, các nguồn nguyên vật liệu có nguồn gốc từ hàng nội địa tại Việt Nam để phục vụ cho nhu cầu các hoạt động xây dựng, sản xuất của mình
- Doanh nghiệp chế xuất hay các đơn vị cung câp hàng hóa cho doanh nghiệp chế xuất có quyền chấp nhận việc thực hiện hoặc không thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa và hải quan đối với các mặt hàng như: các loại thực phẩm, lương thực, hàng tiêu dùng, văn phòng phẩm, các vật liệu xây dựng, hay hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam
Việc làm nhân viên xuất nhập khẩu
Bên cạnh đó thì trong luật định của doanh nghiệp cũng quy định rõ đối với các doanh nghiệp chế xuất thì bên cạnh việc xuất hàng ra các thị trường nước ngoài thì các doanh nghiệp này cũng sẽ có quyền được đưa hàng hóa của mình vào trong chính thị trường nội địa với các tài sản thanh lý cuả doanh nghiệp hay với các mặt hàng hóa khác theo đúng quy định của pháp luật về luật đầu tư và thương mại.
Xem thêm: Mom là gì? Liệu nó có liên quan gì tới lĩnh vực kinh doanh không?
Ngoài những quy định trên thì đối với loại hình này sẽ phải thực hiện đầy đủ các thu tục sau:
- Doanh nghiệp chế xuất có trách nhiệm xây dựng định mức thực tế để gia công, sản xuất hàng xuất khẩu, trong đó nó sẽ bao gồm những yếu tố sau: thực hiện các định mức thực tế để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu, gồm: thực hiện định mức tách nguyên liệu để sản xuất; thực hiện xây dựng định mức sử dụng và tỷ lệ hao hụt dự kiến đối với từng mã sản phẩm; người đại diện của doanh nghiệp chế xuất có trách nhiệm về tính chính xác của những thông tin định mức đó, trường hợp nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện hỗ trợ các cơ quan chức năng điều tra tiến hành kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu; năng lực gia công, sản xuất
- Đến đúng địa điểm làm thủ tục làm thủ tục hải quan cho hàng hóa
- Thực hiện hỗ trợ các cơ quan kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị và hàng hoá xuất khẩu
- Thực hiện báo cáo quyết toán, nộp báo cáo quyết toán tại Chi cục Hải quan quản lý doanh nghiệp chế xuất
- Các đơn vị cơ quan hải quan có trách nhiệm tiếp nhận báo báo cáo quyết toán của doanh nghiệp chế xuất về tình hình sử dụng các thiết bị, vật tư, nguyên liệu nhập khẩu do người khai hải quan nộp; và kiểm tra báo cáo quyết toán theo đúng trình tự quy định theo thẩm quyền được giao.
Các khu chế xuất có quy trình công nghệ cao cùng với kế hoạch sản xuất được vạch ra một cách tối ưu. Ngày nay hàng xuất nhập khẩu ra nước ngoài trở nên phổ biến và sản lượng cũng tăng nhiều.
Việc làm
Trên đây là một số những thông tin chia sẻ về chủ đề “doanh nghiệp chế xuất là gì”, hi vọng rằng thông qua những kiến thức được chia sẻ trong bài viết đã có thể đem đến cho bạn một câu trả lời tổng quan nhất về doanh nghiệp chế xuất là gì, cũng như các vấn đề, các luật định cơ bản mà các doanh nghiệp chế xuất cần phải nắm được. Và việc phát triển hàng hóa phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu kinh doanh ra các thị trường nước ngoài luôn là một trong những điểm nhận được sự khuyến khích lớn từ chính phủ. Bởi thế việc phát triển doanh nghiệp chế xuất cũng vữa là cơ hội tốt dành cho các doanh nghiệp để tận dụng và phát triển, đặc biệt khi được hưởng những ưu đãi hấp dẫn về thuế suất.