Cách nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng online 2022

Theo khoản 1 Điều 42 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, đăng ký giấy phép kinh doanh qua mạng là việc người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp thông qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn)

Cách nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng online 2022

Tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử hoặc sử dụng Tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử

1.1 Lợi ích nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng

Ngày nay việc nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng được rất nhiều cá nhân, tổ chức lựa chọn bởi chúng sở hữu những lợi ích và các ưu điểm sau đây:

a) Ưu điểm việc nộp hồ sơ đăng ký qua mạng

Ưu điểm nổi bật của phương thức đăng ký qua mạng là doanh nghiệp có thể chủ động sắp xếp thời gian nộp hồ sơ cho cơ quan đăng ký kinh doanh qua kết nối internet

Quá trình nộp – theo dõi các quá trình xử lý hồ sơ và nhận giấy biên nhận đều thực hiện online.

Việc đăng ký hồ sơ online giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, nhất là trường hợp doanh nghiệp lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trên địa bàn khác tỉnh.

Các thủ tục được đơn giản hóa, thực hiện nhanh chóng. Đảm bảo minh bạch, chính xác cao, hệ thống xử lý dữ liệu tự động, hạn chế tối đa các sai sót, thất lạc tờ khai trong quá trình lưu trữ hồ sơ, chứng từ.

Theo Thông tư 47/2019/TT-BTC, ngày 5/8/2019 của Bộ Tài chính, chi phí đăng ký doanh nghiệp giảm còn 50.000 đồng; chi phí đăng công bố thông tin giảm từ 300.000 đồng xuống còn 100.000 đồng.

b) Nhược điểm việc nộp hồ sơ đăng ký qua mạng

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, việc nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng cũng có những nhược điểm sau đây, bạn cần lưu ý để thực hiện việc đăng ký hồ sơ quan mạng một cách thuận lợi nhé.

Người dùng phải thành thạo nắm vững quy trình, tự tìm hiểu về cách đăng ký, sửa đổi bổ sung hồ sơ khi yêu cầu. Nếu không sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức cho việc này.

Không được tư vấn trực tiếp từ các cơ quan ban ngành, mọi thông tin trao đổi về qua văn bản và thư từ.

Sau khi nhận kết quả đăng ký doanh nghiệp quan mạng, cá nhân, tổ chức vẫn vẫn phải trực tiếp đến Sở Kế hoạch và Đầu tư nộp bản cứng và nhận kết quả trực tiếp.

1.2 Điều kiện nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng

Khoản 3, Điều 43, Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử được chấp thuận khi có đầy đủ các yêu cầu sau:

Có đầy đủ các giấy tờ và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định như hồ sơ bằng bản giấy và được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử. Tên văn bản điện tử phải được đặt tương ứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ bằng bản giấy.

Người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp, thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài hoặc cá nhân khác ký tên trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có thể sử dụng chữ ký số để ký trực tiếp trên văn bản điện tử hoặc ký trực tiếp trên văn bản giấy và quét (scan) văn bản giấy theo các định dạng quy định tại khoản 2 Điều này.

Các thông tin đăng ký doanh nghiệp được kê khai trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp phải đầy đủ và chính xác theo các thông tin trong hồ sơ bằng bản giấy, có bao gồm thông tin về số điện thoại, thư điện tử của người nộp hồ sơ.

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử phải được xác thực bằng chữ ký số hoặc Tài khoản đăng ký kinh doanh của người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp hoặc người được người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có các giấy tờ, tài liệu quy định tại Điều 12 Nghị định này.

Viết một bình luận