Doanh nghiệp nên điều chỉnh phương pháp tiếp cận mua lại để hài hòa với chiến lược tăng trưởng như thế nào 

Tùy chỉnh các ưu tiên thẩm định và tích hợp mua bán và sáp nhập (M&A) cho phù hợp với cơ sở hợp lý của thương vụ cụ thể sẽ thúc đẩy tăng trưởng dài hạn

Các công ty thường áp dụng cùng một kịch bản thẩm định và tích hợp M&A cho tất cả các thương vụ, thay vì điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp với mục tiêu chiến lược đằng sau giao dịch. Theo kết quả khảo sát Đồng hồ đo Chỉ số Niềm tin Vốn Toàn cầu của EY – EY Global Capital Confidence Barometer, hơn một nửa (52%) các công ty dự kiến ​​sẽ tích cực theo đuổi M&A trong 12 tháng tới, điều quan trọng đối với các doanh nghiệp này là phải điều chỉnh các quy trình của thương vụ hài hòa với chiến lược tăng trưởng của doanh nghiệp, cho dù đó là để có được những năng lực mới hay là để củng cố và phát triển sản phẩm hoặc thị phần của họ.

Trong khảo sát toàn cầu gần đây của EY Buy & Integrate về hoạt động mua lại, việc thẩm định không đầy đủ được ghi nhận là một thách thức lớn để đạt được mục tiêu về giá trị thương vụ. Trong số 300 giám đốc tài chính, giám đốc vận hành và giám đốc phát triển doanh nghiệp tham gia khảo sát, 25% cho rằng đây là thách thức chính, chỉ đứng sau các vấn đề pháp lý và địa chính trị (37%).

Trong khi đó, khi nói đến tích hợp M&A, hai cản trở được trích dẫn thường xuyên nhất là đánh giá hoặc giữ chân tài năng (23%) và tích hợp công nghệ (20%).

Hơn 70% giám đốc cho biết thương vụ mua lại đáng chú ý nhất của họ đáp ứng được kỳ vọng về việc tạo ra giá trị, phù hợp với những gì chúng ta thấy trong thực tế. Nhưng chỉ có 7% cho biết độ chính xác của công tác thẩm định của họ đạt kết quả trên mức mong đợi. Rõ ràng là còn nhiều việc phải làm. Nếu các công ty không xác định và tập trung phần lớn thời gian của họ vào các hạng mục quan trọng nhất trong quá trình thẩm định thường là diễn ra nhanh chóng, các động lực thúc đẩy giá trị lớn có thể bị bỏ lỡ. 

Khảo sát các ban giám đốc của chúng tôi cũng cho thấy rằng những chiến lược hiệu quả nhất để đảm bảo các công ty đáp ứng hoặc vượt mục tiêu về tạo ra giá trị và hiện thực hóa giá trị cộng hưởng là:

  • 75% tìm đến mua sắm như một lĩnh vực để đạt được các giá trị cộng hưởng về chi phí ngắn hạn.

  • 58% bắt đầu quá trình tích hợp sớm hơn.

  • 58% sử dụng các công cụ và công nghệ để duy trì các mốc thời gian, quản lý luồng công việc và đạt được hiệu ứng giá trị cộng hưởng.

  • 54% đặt mục tiêu giá trị cộng hưởng tham vọng hơn.

Viết một bình luận